• VĂN PHÒNG LUẬT SƯ MINH THANH VÀ CỘNG SỰ

  • LUẬT SƯ, QUẢN TÀI VIÊN: NGÔ MINH THÀNH - 0908 393 863 - 035 990 1366

  • CHUYÊN TƯ VẤN, TRANH TỤNG : DÂN SỰ, HÌNH SỰ, THƯƠNG MẠI...

  • MINHTHANH LAW LUÔN TỰ HÀO LÀ LUẬT SƯ CỦA BẠN

     
Tiếng Anh
  » TIÊU ĐIỂM
Một số quy định 2020 cần quan tâm

 1.  Cấm điều khiển mô tô, xe gắn máy khi đã uống rượu bia  và cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi (có hiệu lực 01/01/2020)

Quốc hội mới đây đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 vào ngày 14/6/2019. Một trong những nội dung đáng chú ý đó là quy định về việc cấm điều khiển mô tô, xe gắn máy khi có rượu, bia tại khoản 6 Điều 5:

“Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

-         Tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng. Ngoài ra, Luật này cũng đưa ra quy định cơ sở bán, rượu, bia phải dán thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi tạinkhoản 5 Điều 32:

-         Cơ sở bán, rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.”

-         không được mở mới các điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

2.  Không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ (có hiệu lực 01/01/2020)

 Luật Chăn nuôi năm 2018 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 (Luật này ban hành thay thế Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004). Trong đó, đáng chú ý đó là những quy định mới liên quan đến đối xử nhân đạo với vật nuôi. Tại Điều 71 về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ có quy định:

“Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;

2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.”

Theo đó, các cơ sở giết mổ phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ. Trong quá trình giết mổ, phải hạn chế sự sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi. (Xong, pháp luật không yêu cầu hộ gia đình nhỏ lẻ giết mổ phải thực hiện quy định này).

3.  Tăng lương tối thiểu vùng từ 150.000 - 240.000 đồng/tháng (có hiệu lực 01/01/2020)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp được điều chỉnh như sau:

- Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng (hiện hành là 4.180.000 đồng/tháng).

- Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng (hiện hành là 3.710.000 đồng/tháng).

- Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng (hiện hành là 3.250.000 đồng/tháng).

- Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng (hiện hành là 2.920.000 đồng/tháng).

4.  Tăng “kỷ lục” mức phạt vi phạm hành chính về đất đai (có hiệu lực 05/01/2020)

Nghị định 91/2019/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP hiện hành.

Theo Nghị định này, tăng hàng loạt mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai, nổi bật phải kể đến mức phạt các vi phạm sau:

- Phạt đến 500 triệu đồng với cá nhân và 01 tỷ đồng với tổ chức nếu lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp  tại khu vực đô thị  (Hiện nay, mức phạt tối đa là 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức ->Tăng 50 lần);

- Phạt đến 500 triệu đồng với cá nhân và 01 tỷ đồng với tổ chức nếu tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô (Hiện nay, mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức -> Tăng 10 lần).

5.  Cấm công ty tài chính gọi điện đòi nợ, nhắc nợ người thân khách hàng (có hiệu lực 01/01/2020)

Mới đây, Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được ban hành. Một trong những nội dung mới nổi bật tại Thông tư này đó là quy định tại khoản 7 Điều 1, theo đó:

“-  Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

-   Số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày”

Như vậy, theo quy định trên, việc đòi nợ hay nhắc nợ người thân, bạn bè của khác hàng là hành vi bị pháp luật cẩm.

Ngoài ra, Thông tư 18/2019/TT-NHNN cũng bổ sung quy định liên quan đến dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng, cụ thể: Trong quá trình cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng, công ty tài chính phải giải thích trung thực các nội dung cơ bản của hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ (trước đây, chỉ cần giải thích khi khách hàng yêu cầu).

Tin khác:
Một số quy định 2019 cần quan tâm
Một số quy định 2018 cần quan tâm
TƯ VẤN - HỎI ĐÁP
VIDEO CLIP
PHONG THỦY
QUẢNG CÁO
 
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ MINH THANH VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: Số 08A đường Biệt Thự - P. Lộc Thọ - Tp. Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa - Việt Nam
Điện thoại: 0583.704.043 - Hotline: 0908.393.863 - MST: 4201446641
Email: minhthanh_nt@yahoo.com - Website: http://luatminhthanh.com